Samsung Galaxy J7 (2016) bài đánh giá chi tiết
Bên cạnh những nâng cấp quen thuộc về cấu hình, Samsung Galaxy J7 (2016) năm nay cũng được cải thiện nhiều về thiết kế, đặc biệt đây là lần đầu tiên Samsung sử dụng kim loại làm khung máy ở dòng sản phẩm này.
Samsung Galaxy J7 (2016)… ra mắt vào năm ngoái là những smartphone khá thành công của Samsung, thường xuyên có mặt trong top 10 smartphone bán chạy hàng tháng ở Việt Nam. Đây là dòng sản phẩm tập trung vào giá và cấu hình, không chú trọng thiết kế như dòng Galaxy A. Tuy vậy, trên chiếc Galaxy J5 và Samsung Galaxy J7 (2016) năm nay, ngoài những nâng cấp cấu hình bình thường thì Samsung đã bắt đầu sử dụng khung kim loại khiến cho thiết kế của những sản phẩm này được cải thiện rõ rệt.
Chi tiết mới và cũng là điểm sáng nhất trong thiết kế của Samsung Galaxy J7 (2016) năm nay là được trang bị khung kim loại giống như mẫu Galaxy Alpha trước đây. Điều này giúp sản phẩm có được cảm giác cầm nắm chắc chắn và cao cấp hơn nhiều so với thế hệ cũ.
Ngoài điểm mới là khung kim loại, kiểu dáng của điện thoại vẫn giữ nguyên những nét thiết kế truyền thống của Samsung. Máy có các góc bo và mặt lưng vát giúp người dùng cầm nắm ôm tay. Mặt lưng nhựa của máy có thể tháo rời, mặt trước có nút Home và hai bên là phím điều hướng cơ bản (back và đa nhiệm). Bề mặt của mặt lưng nhựa khá mịn nhưng không trơn tay như các máy dùng mặt lưng kim loại.
Các phím nguồn, âm lượng, cổng âm thanh và cổng sạc vẫn ở những trí quen thuộc. Nhà sản xuất cho phép người dùng tháo rời viên pin và đây là thành phần cần tháo ra mới lắp được hai SIM (chuẩn Micro), còn thẻ nhớ có thể tháo lắp nóng. Một điểm mới nữa có mặt trên Samsung Galaxy J7 (2016) là đèn flash ở mặt trước để trợ sáng khi quay video hoặc chụp tự sướng ở nơi thiếu sáng. Viền màn hình cũng được tối ưu khá tốt với tỷ lệ diện tích hiển thị/khung máy đạt tới 72,3%, khá cao.
Xét trên tổng thể, thiết kế của Samsung Galaxy J7 (2016) được cải thiện nhiều so với thế hệ cũ với sự xuất hiện của khung kim loại và các chi tiết trên máy được hoàn thiện khá tốt. Chỉ có điểm hạn chế là phím Home ở mặt trước đòi hỏi phải bấm lực hơi mạnh, không nhạy như trên dòng cao cấp. Tuy vậy, có thể nói năm nay Samsung đầu tư nhiều cho khâu thiết kế và hoàn thiện trên các máy tầm trung của dòng Galaxy J và A mới.
Galaxy J7 (2016) có kích cỡ 5.5 inch sử dụng tấm nền Super AMOLED độ phân giải HD cho mật độ điểm ảnh 267 PPI. Ở riêng thị trường Trung Quốc, màn hình của điện thoại này có độ phân giải Full-HD với mật độ điểm ảnh 401 PPI. Ở độ phân giải HD, độ sắc nét của Galaxy J7 (2016) nếu để ý kỹ và nhìn ở khoảng cách gần có thể thấy các chi tiết bị rạn, không được mịn. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đáng kể trong việc sử dụng thông thường hàng ngày.
Về chất lượng hình ảnh, Samsung Galaxy J7 (2016) vẫn thể hiện được những nét đặc trưng của màn hình Super AMOLED: độ tương phản cao, màu sắc tươi tắn, màu đen sâu và góc nhìn rộng. Tuy vậy khi đo trên thiết bị chuyên dụng thì màu sắc màn hình của máy lại thể hiện chưa rực rỡ và sâu bằng màn hình Super AMOLED trên các máy Samsung đắt giá hơn như Galaxy A5/A7 (2016) và Galaxy S7. Rõ ràng Samsung cũng cung cấp nhiều loại màn hình Super AMOLED với chất lượng khác nhau tuỳ thuộc vào phân khúc của sản phẩm. Song công bằng mà nói thì màn hình vẫn là điểm cộng của điện thoại này so với những máy cùng tầm giá sử dụng tấm nền LCD.
Samsung Galaxy J7 (2016) cung cấp đủ 4 lựa chọn chế độ màn hình tương tự các máy cao cấp, trong đó chế độ mặc định là Tối ưu hiển thị với màu sắc nịnh mắt đặc trưng của AMOLED và chế độ Cơ bản được tinh chỉnh để hiển thị màu chuẩn. VnReview đã đo thử màn hình ở cả hai chế độ, thấy rằng chế độ Cơ bản cho màu sắc chuẩn tương đương với các màn hình IPS LCD chất lượng tốt. Tuy nhiên, thực tế có lẽ ít người dùng sẽ lựa chọn bật chế độ Cơ bản bởi màu sắc chuẩn nhưng hơi ngả vàng và thiếu sinh động so với các chế độ còn lại, đặc biệt là chế độ Tối ưu hiển thị.
Một điểm hơi lạ trên Galaxy J7 (2016) là máy không có cảm biến ánh sáng nên không có lựa chọn tự động điều chỉnh độ sáng. Cảm biến ánh sáng giờ là chi tiết thường có trên có cả những smartphone giá rẻ nên khó hiểu vì sao Samsung lại không đưa nó vào sản phẩm tầm trung của mình. Dẫu sao thì Samsung cũng đưa vào chế độ ngoài trời sẽ tăng độ sáng màn hình lên mức cao hơn mức tối đa ở chế độ chỉnh tay. Ở chế độ này, màn hình Galaxy J7 (2016) có thể xem rất rõ ngoài trời.
Samsung Galaxy J7 (2016) hiện được cài sẵn phiên bản Android 6 mới. Trên điện thoại này, Samsung đã trang bị hai tính năng rất mới mẻ là chế độ lái xe S Bike và chế độ Siêu tiết kiệm dữ liệu.
Chế độ lái xe S Bike được Samsung lần đầu tiên đưa vào các máy Galaxy J, hiện hỗ trợ Galaxy J3 (2016), J5 và J5 (2016), J7 và J7 (2016). Chế độ này có thể kích hoạt thông qua thẻ NFC trên những máy hỗ trợ NFC hoặc bấm giữ nút nguồn. Khi kích hoạt S Bike, các cuộc gọi đến sẽ được hệ thống trả lời tự động bằng tiếng Việt và tiếng Anh thông báo người được gọi đang lái xe (cuộc gọi vẫn bị tính phí như bình thường). Bạn sẽ không nhận được thông báo nào trong thời gian bật chế độ S Bike. Trong trường hợp khẩn cấp, người gọi có thể bấm phím 1 để cuộc gọi được chuyển đến. Như vậy, người nhận sẽ nhận được cuộc gọi đến bình thường dù chế độ S Bike đang kích hoạt. Tuy vậy, để nghe được cuộc gọi, bạn cần lái xe ở tốc độ dưới 10 km/h và tất nhiên giải pháp tốt hơn là nên dừng lại để đảm bảo an toàn.
Trên giao diện ở chế độ S Bike có thẻ Thông báo sẽ hiển thị những cuộc gọi đến trong thời gian bạn đi đường. Bạn có thể bật chế độ Trả lời thông minh để tự động gửi tin nhắn đến người gọi, lưu ý là chế độ này đòi hỏi máy phải có kết nối Internet. Ngoài ra, chế độ này còn lưu thông tin về quãng đường bạn đi hàng ngày trong mục Hoạt động lái xe. Nhìn chung, đây là tính năng khá thú vị, hữu ích với những người dùng xe máy, giúp họ tập trung vào việc lái xe khi đang đi trên đường. Tuy vậy, tính năng này có hạn chế là không hỗ trợ tai nghe (có dây và không dây) nên bạn buộc phải dừng lại khi muốn nhận cuộc gọi an toàn. Hy vọng Samsung sẽ mở rộng tính năng này đến tất cả các smartphone của hãng.
Chế độ Siêu tiết kiệm dữ liệu của Samsung trên Galaxy J7 (2016) sử dụng công nghệ nén dữ liệu của Opera. Khi bật chế độ này, các dữ liệu (ảnh, video và âm thanh) tải về máy và tải từ máy lên mạng sẽ được nén lại để giảm dung lượng. Dữ liệu chạy nền cũng sẽ bị hạn chế, chỉ cho phép tối đa 6 ứng dụng chạy ngầm (bạn được lựa chọn các ứng dụng này) khi bạn đang kết nối Internet di động.
Ngoài hai tính năng trên, máy cũng có kho theme với nhiều bộ theme do Samsung cung cấp, hỗ trợ NFC để dùng tính năng S Bike hoặc thanh toán di động trong tương lai, được cài sẵn bộ ứng dụng của Microsoft cùng 100GB dung lượng lưu trữ trên OneDrive, chế độ dùng một tay, chế độ siêu tiết kiệm và chế độ tiết kiệm pin cho ứng dụng (một số ứng dụng không dùng sau 3 ngày sẽ được gợi ý đưa vào chế độ tiết kiệm pin, không hiện các thông báo). Máy không có một số tính năng thú vị khác của Samsung như tăng tốc độ tải và đa cửa sổ do giới hạn về phần cứng.
Galaxy J7 (2016) được trang bị vi xử lý Exynos 7870, là vi xử lý mới ra mắt tháng 2/2016 của Samsung dành cho các thiết bị tầm trung. Vi xử lý này có tám lõi CPU tốc độ 1.6GHz, nhân đồ hoạ là Mali T830MP và được sản xuất trên tiến trình 14nm mà theo nhà sản xuất sẽ giúp tiết kiệm hơn 30% so với vi xử lý tám lõi Exynos 7580 (tiến trình 28nm) trên chiếc Galaxy J7 năm ngoái. Đây có lẽ là một trong số lý do chính khiến điện thoại này có thời lượng pin ấn tượng như vậy (xem phần đánh giá thời lượng pin phía dưới). Bên cạnh vi xử lý mới, Galaxy J7 (2016) được trang bị RAM 2GB, bộ nhớ trong 16GB và có khe cắm thẻ nhớ ngoài.
Trên phần mềm đo hiệu năng tổng thể Antutu, Galaxy J7 (2016) thể hiện khả năng xử lý khá tốt, đạt điểm số nhỉnh hơn chiếc Galaxy A5 (2016) sử dụng vi xử lý Exynos 7580 đời cũ, cũng là con chip dùng trên Galaxy J7 năm ngoái và HTC Butterfly 2 sử dụng vi xử lý Snapdragon 801.
Ở bài đánh giá khả năng xử lý của CPU, vi xử lý Exynos 7870 cũng cho điểm số tốt, đặc biệt là khả năng xử lý đa nhân.
Với bài đo xử lý đồ hoạ trên phần mềm GFX Bench, vi xử lý Exynos 7870 không thấy có cải thiện đáng kể so với thế hệ cũ và tỏ ra kém hơn các vi xử lý Snapdragon 6xx của Qualcomm, như vi xử lý Snapdragon 615 trên mẫu Sony M4 Aqua.
Trong sử dụng thực tế, Galaxy J7 (2016) xử lý ổn các tác vụ hàng ngày. Các ứng dụng mở không đến mức ngay tức thì nhưng thời gian chờ ứng dụng mở rất ngắn. Thời gian mở trang web cũng nhanh. Trên các smartphone tầm trung hiện nay, khả năng chơi game cũng là một nhu cầu mà nhiều người dùng quan tâm. Các game nhẹ phổ thông trên Galaxy J7 (2016) đều chạy mượt. Các tựa game nặng như Asphalt 8 cũng chạy tốt cả mức đồ họa cao nhất (High) còn những game tự động chỉnh chất lượng đồ họa như Modern Combat 5 và N.O.V.A 3 chạy ổn ở mức thiết lập đồ họa thấp.
Viên pin của Samsung Galaxy J7 (2016) cải thiện nhẹ lên 3300 mAh so với 3000 mAh trên phiên bản J7 cũ. Kết quả đánh giá với hoạt động xem phim, lướt web và chơi game giả lập trên phần mềm đo hiệu năng GFX Bench của Galaxy J7 (2016) đều rất bất ngờ, cao hơn gấp rưỡi đến gấp đôi so với các smartphone trong cùng tầm giá. Đặc biệt là thời lượng pin xem phim và lướt web, máy trụ được tới 15 giờ 10 phút xem phim HD và 13 giờ 42 phút lướt web liên tục trên mạng Wi-Fi, tức gần bằng thời gian của hai ngày làm việc.
Galaxy J7 (2016) sở hữu camera sau 13MP và camera trước 5MP, cả hai camera đều có đèn flash trợ sáng và ống kính khẩu mở f/1.9 như nhau. Đèn flash trên camera trước không phải là đèn flash chớp sáng thông thường mà nó sẽ chiếu sáng liên tục đến khi tắt mới thôi, tương tự như kiểu dùng ánh sáng làm màn hình làm đèn nhưng lượng ánh sáng nhiều hơn.
Ứng dụng camera có nhiều chế độ chụp gồm tự động, chuyên nghiệp (cho chỉnh ISO, cân bằng trắng, bù trừ sáng và không có lựa chọn phơi sáng), chụp liên tục, chân dung đẹp, thể thao HDR, ảnh kèm âm thanh và chế độ ban đêm. Bạn có thể bấm hai lần vào phím Home để kích hoạt nhanh ứng dụng camera. Hình ảnh chụp ở độ phân giải cao nhất (13MP) khi chụp ở tỷ lệ 4:3, còn 16:9 chỉ đạt 9,6MP.
Khi chụp ở môi trường đủ sáng, camera sau có tốc độ bắt nét và chụp nhanh, song chế độ HDR thì máy xử lý mất khoảng 2 giây, chứ không nhanh trong thời gian thực như dòng Galaxy S cao cấp. Chất lượng ảnh chụp ở môi trường đủ sáng có thể hiện chi tiết ở mức khá, tuy nhiên màu sắc hơi nhợt nhạt và ám đỏ. Ở những môi trường xuôi sáng thì chế độ HDR không tạo ra nhiều khác biệt song cũng cải thiện nhẹ độ tương phản, góp phần làm ảnh đẹp hơn. Với các bối cảnh chênh sáng mạnh thì chế độ HDR phát huy hiệu quả rõ rệt, khiến cho các vùng tối trở nên rõ ràng hơn nhiều.
Samsung Galaxy J7 (2016)… ra mắt vào năm ngoái là những smartphone khá thành công của Samsung, thường xuyên có mặt trong top 10 smartphone bán chạy hàng tháng ở Việt Nam. Đây là dòng sản phẩm tập trung vào giá và cấu hình, không chú trọng thiết kế như dòng Galaxy A. Tuy vậy, trên chiếc Galaxy J5 và Samsung Galaxy J7 (2016) năm nay, ngoài những nâng cấp cấu hình bình thường thì Samsung đã bắt đầu sử dụng khung kim loại khiến cho thiết kế của những sản phẩm này được cải thiện rõ rệt.
Chi tiết mới và cũng là điểm sáng nhất trong thiết kế của Samsung Galaxy J7 (2016) năm nay là được trang bị khung kim loại giống như mẫu Galaxy Alpha trước đây. Điều này giúp sản phẩm có được cảm giác cầm nắm chắc chắn và cao cấp hơn nhiều so với thế hệ cũ.
Ngoài điểm mới là khung kim loại, kiểu dáng của điện thoại vẫn giữ nguyên những nét thiết kế truyền thống của Samsung. Máy có các góc bo và mặt lưng vát giúp người dùng cầm nắm ôm tay. Mặt lưng nhựa của máy có thể tháo rời, mặt trước có nút Home và hai bên là phím điều hướng cơ bản (back và đa nhiệm). Bề mặt của mặt lưng nhựa khá mịn nhưng không trơn tay như các máy dùng mặt lưng kim loại.
Các phím nguồn, âm lượng, cổng âm thanh và cổng sạc vẫn ở những trí quen thuộc. Nhà sản xuất cho phép người dùng tháo rời viên pin và đây là thành phần cần tháo ra mới lắp được hai SIM (chuẩn Micro), còn thẻ nhớ có thể tháo lắp nóng. Một điểm mới nữa có mặt trên Samsung Galaxy J7 (2016) là đèn flash ở mặt trước để trợ sáng khi quay video hoặc chụp tự sướng ở nơi thiếu sáng. Viền màn hình cũng được tối ưu khá tốt với tỷ lệ diện tích hiển thị/khung máy đạt tới 72,3%, khá cao.
Xét trên tổng thể, thiết kế của Samsung Galaxy J7 (2016) được cải thiện nhiều so với thế hệ cũ với sự xuất hiện của khung kim loại và các chi tiết trên máy được hoàn thiện khá tốt. Chỉ có điểm hạn chế là phím Home ở mặt trước đòi hỏi phải bấm lực hơi mạnh, không nhạy như trên dòng cao cấp. Tuy vậy, có thể nói năm nay Samsung đầu tư nhiều cho khâu thiết kế và hoàn thiện trên các máy tầm trung của dòng Galaxy J và A mới.
Galaxy J7 (2016) có kích cỡ 5.5 inch sử dụng tấm nền Super AMOLED độ phân giải HD cho mật độ điểm ảnh 267 PPI. Ở riêng thị trường Trung Quốc, màn hình của điện thoại này có độ phân giải Full-HD với mật độ điểm ảnh 401 PPI. Ở độ phân giải HD, độ sắc nét của Galaxy J7 (2016) nếu để ý kỹ và nhìn ở khoảng cách gần có thể thấy các chi tiết bị rạn, không được mịn. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đáng kể trong việc sử dụng thông thường hàng ngày.
Về chất lượng hình ảnh, Samsung Galaxy J7 (2016) vẫn thể hiện được những nét đặc trưng của màn hình Super AMOLED: độ tương phản cao, màu sắc tươi tắn, màu đen sâu và góc nhìn rộng. Tuy vậy khi đo trên thiết bị chuyên dụng thì màu sắc màn hình của máy lại thể hiện chưa rực rỡ và sâu bằng màn hình Super AMOLED trên các máy Samsung đắt giá hơn như Galaxy A5/A7 (2016) và Galaxy S7. Rõ ràng Samsung cũng cung cấp nhiều loại màn hình Super AMOLED với chất lượng khác nhau tuỳ thuộc vào phân khúc của sản phẩm. Song công bằng mà nói thì màn hình vẫn là điểm cộng của điện thoại này so với những máy cùng tầm giá sử dụng tấm nền LCD.
Samsung Galaxy J7 (2016) cung cấp đủ 4 lựa chọn chế độ màn hình tương tự các máy cao cấp, trong đó chế độ mặc định là Tối ưu hiển thị với màu sắc nịnh mắt đặc trưng của AMOLED và chế độ Cơ bản được tinh chỉnh để hiển thị màu chuẩn. VnReview đã đo thử màn hình ở cả hai chế độ, thấy rằng chế độ Cơ bản cho màu sắc chuẩn tương đương với các màn hình IPS LCD chất lượng tốt. Tuy nhiên, thực tế có lẽ ít người dùng sẽ lựa chọn bật chế độ Cơ bản bởi màu sắc chuẩn nhưng hơi ngả vàng và thiếu sinh động so với các chế độ còn lại, đặc biệt là chế độ Tối ưu hiển thị.
Một điểm hơi lạ trên Galaxy J7 (2016) là máy không có cảm biến ánh sáng nên không có lựa chọn tự động điều chỉnh độ sáng. Cảm biến ánh sáng giờ là chi tiết thường có trên có cả những smartphone giá rẻ nên khó hiểu vì sao Samsung lại không đưa nó vào sản phẩm tầm trung của mình. Dẫu sao thì Samsung cũng đưa vào chế độ ngoài trời sẽ tăng độ sáng màn hình lên mức cao hơn mức tối đa ở chế độ chỉnh tay. Ở chế độ này, màn hình Galaxy J7 (2016) có thể xem rất rõ ngoài trời.
Samsung Galaxy J7 (2016) hiện được cài sẵn phiên bản Android 6 mới. Trên điện thoại này, Samsung đã trang bị hai tính năng rất mới mẻ là chế độ lái xe S Bike và chế độ Siêu tiết kiệm dữ liệu.
Chế độ lái xe S Bike được Samsung lần đầu tiên đưa vào các máy Galaxy J, hiện hỗ trợ Galaxy J3 (2016), J5 và J5 (2016), J7 và J7 (2016). Chế độ này có thể kích hoạt thông qua thẻ NFC trên những máy hỗ trợ NFC hoặc bấm giữ nút nguồn. Khi kích hoạt S Bike, các cuộc gọi đến sẽ được hệ thống trả lời tự động bằng tiếng Việt và tiếng Anh thông báo người được gọi đang lái xe (cuộc gọi vẫn bị tính phí như bình thường). Bạn sẽ không nhận được thông báo nào trong thời gian bật chế độ S Bike. Trong trường hợp khẩn cấp, người gọi có thể bấm phím 1 để cuộc gọi được chuyển đến. Như vậy, người nhận sẽ nhận được cuộc gọi đến bình thường dù chế độ S Bike đang kích hoạt. Tuy vậy, để nghe được cuộc gọi, bạn cần lái xe ở tốc độ dưới 10 km/h và tất nhiên giải pháp tốt hơn là nên dừng lại để đảm bảo an toàn.
Trên giao diện ở chế độ S Bike có thẻ Thông báo sẽ hiển thị những cuộc gọi đến trong thời gian bạn đi đường. Bạn có thể bật chế độ Trả lời thông minh để tự động gửi tin nhắn đến người gọi, lưu ý là chế độ này đòi hỏi máy phải có kết nối Internet. Ngoài ra, chế độ này còn lưu thông tin về quãng đường bạn đi hàng ngày trong mục Hoạt động lái xe. Nhìn chung, đây là tính năng khá thú vị, hữu ích với những người dùng xe máy, giúp họ tập trung vào việc lái xe khi đang đi trên đường. Tuy vậy, tính năng này có hạn chế là không hỗ trợ tai nghe (có dây và không dây) nên bạn buộc phải dừng lại khi muốn nhận cuộc gọi an toàn. Hy vọng Samsung sẽ mở rộng tính năng này đến tất cả các smartphone của hãng.
Chế độ Siêu tiết kiệm dữ liệu của Samsung trên Galaxy J7 (2016) sử dụng công nghệ nén dữ liệu của Opera. Khi bật chế độ này, các dữ liệu (ảnh, video và âm thanh) tải về máy và tải từ máy lên mạng sẽ được nén lại để giảm dung lượng. Dữ liệu chạy nền cũng sẽ bị hạn chế, chỉ cho phép tối đa 6 ứng dụng chạy ngầm (bạn được lựa chọn các ứng dụng này) khi bạn đang kết nối Internet di động.
Ngoài hai tính năng trên, máy cũng có kho theme với nhiều bộ theme do Samsung cung cấp, hỗ trợ NFC để dùng tính năng S Bike hoặc thanh toán di động trong tương lai, được cài sẵn bộ ứng dụng của Microsoft cùng 100GB dung lượng lưu trữ trên OneDrive, chế độ dùng một tay, chế độ siêu tiết kiệm và chế độ tiết kiệm pin cho ứng dụng (một số ứng dụng không dùng sau 3 ngày sẽ được gợi ý đưa vào chế độ tiết kiệm pin, không hiện các thông báo). Máy không có một số tính năng thú vị khác của Samsung như tăng tốc độ tải và đa cửa sổ do giới hạn về phần cứng.
Galaxy J7 (2016) được trang bị vi xử lý Exynos 7870, là vi xử lý mới ra mắt tháng 2/2016 của Samsung dành cho các thiết bị tầm trung. Vi xử lý này có tám lõi CPU tốc độ 1.6GHz, nhân đồ hoạ là Mali T830MP và được sản xuất trên tiến trình 14nm mà theo nhà sản xuất sẽ giúp tiết kiệm hơn 30% so với vi xử lý tám lõi Exynos 7580 (tiến trình 28nm) trên chiếc Galaxy J7 năm ngoái. Đây có lẽ là một trong số lý do chính khiến điện thoại này có thời lượng pin ấn tượng như vậy (xem phần đánh giá thời lượng pin phía dưới). Bên cạnh vi xử lý mới, Galaxy J7 (2016) được trang bị RAM 2GB, bộ nhớ trong 16GB và có khe cắm thẻ nhớ ngoài.
Trên phần mềm đo hiệu năng tổng thể Antutu, Galaxy J7 (2016) thể hiện khả năng xử lý khá tốt, đạt điểm số nhỉnh hơn chiếc Galaxy A5 (2016) sử dụng vi xử lý Exynos 7580 đời cũ, cũng là con chip dùng trên Galaxy J7 năm ngoái và HTC Butterfly 2 sử dụng vi xử lý Snapdragon 801.
Ở bài đánh giá khả năng xử lý của CPU, vi xử lý Exynos 7870 cũng cho điểm số tốt, đặc biệt là khả năng xử lý đa nhân.
Với bài đo xử lý đồ hoạ trên phần mềm GFX Bench, vi xử lý Exynos 7870 không thấy có cải thiện đáng kể so với thế hệ cũ và tỏ ra kém hơn các vi xử lý Snapdragon 6xx của Qualcomm, như vi xử lý Snapdragon 615 trên mẫu Sony M4 Aqua.
Trong sử dụng thực tế, Galaxy J7 (2016) xử lý ổn các tác vụ hàng ngày. Các ứng dụng mở không đến mức ngay tức thì nhưng thời gian chờ ứng dụng mở rất ngắn. Thời gian mở trang web cũng nhanh. Trên các smartphone tầm trung hiện nay, khả năng chơi game cũng là một nhu cầu mà nhiều người dùng quan tâm. Các game nhẹ phổ thông trên Galaxy J7 (2016) đều chạy mượt. Các tựa game nặng như Asphalt 8 cũng chạy tốt cả mức đồ họa cao nhất (High) còn những game tự động chỉnh chất lượng đồ họa như Modern Combat 5 và N.O.V.A 3 chạy ổn ở mức thiết lập đồ họa thấp.
Viên pin của Samsung Galaxy J7 (2016) cải thiện nhẹ lên 3300 mAh so với 3000 mAh trên phiên bản J7 cũ. Kết quả đánh giá với hoạt động xem phim, lướt web và chơi game giả lập trên phần mềm đo hiệu năng GFX Bench của Galaxy J7 (2016) đều rất bất ngờ, cao hơn gấp rưỡi đến gấp đôi so với các smartphone trong cùng tầm giá. Đặc biệt là thời lượng pin xem phim và lướt web, máy trụ được tới 15 giờ 10 phút xem phim HD và 13 giờ 42 phút lướt web liên tục trên mạng Wi-Fi, tức gần bằng thời gian của hai ngày làm việc.
Galaxy J7 (2016) sở hữu camera sau 13MP và camera trước 5MP, cả hai camera đều có đèn flash trợ sáng và ống kính khẩu mở f/1.9 như nhau. Đèn flash trên camera trước không phải là đèn flash chớp sáng thông thường mà nó sẽ chiếu sáng liên tục đến khi tắt mới thôi, tương tự như kiểu dùng ánh sáng làm màn hình làm đèn nhưng lượng ánh sáng nhiều hơn.
Ứng dụng camera có nhiều chế độ chụp gồm tự động, chuyên nghiệp (cho chỉnh ISO, cân bằng trắng, bù trừ sáng và không có lựa chọn phơi sáng), chụp liên tục, chân dung đẹp, thể thao HDR, ảnh kèm âm thanh và chế độ ban đêm. Bạn có thể bấm hai lần vào phím Home để kích hoạt nhanh ứng dụng camera. Hình ảnh chụp ở độ phân giải cao nhất (13MP) khi chụp ở tỷ lệ 4:3, còn 16:9 chỉ đạt 9,6MP.
Khi chụp ở môi trường đủ sáng, camera sau có tốc độ bắt nét và chụp nhanh, song chế độ HDR thì máy xử lý mất khoảng 2 giây, chứ không nhanh trong thời gian thực như dòng Galaxy S cao cấp. Chất lượng ảnh chụp ở môi trường đủ sáng có thể hiện chi tiết ở mức khá, tuy nhiên màu sắc hơi nhợt nhạt và ám đỏ. Ở những môi trường xuôi sáng thì chế độ HDR không tạo ra nhiều khác biệt song cũng cải thiện nhẹ độ tương phản, góp phần làm ảnh đẹp hơn. Với các bối cảnh chênh sáng mạnh thì chế độ HDR phát huy hiệu quả rõ rệt, khiến cho các vùng tối trở nên rõ ràng hơn nhiều.
Samsung Galaxy J7 (2016) bài đánh giá chi tiết
Reviewed by Unknown
on
23:13
Rating:
Post a Comment